Blog Archives

Hiện tượng "Ma trơi"

https://i0.wp.com/i1.accvietnam.vn/f/ichizine/s/1/chung/hitodama.jpg

“Ma trơi” là một hiện tượng đã gây cho con người nhiều tò mò và cũng không ít sợ hãi từ trước đến nay, và cũng không phải ai cũng biết hiện tượng này có thể giải thích bằng hóa học.

Hiện tượng “ma trơi” thường xuất hiện ở những vùng đầm lầy, nghĩa địa…(nói chung là ở hầu hết những nơi mà con người thấy “sợ”) Đó là hiện tượng xuất hiện những đốm lửa cháy sáng trong không khí gây cho con người sự sợ hãi.Bản chất của hiện tượng này được giải thích với sự tham gia của 2 chất khí đó là photphin(PH3) và diphotphin(P2H4), P2H4 là chất có khả năng tự cháy trong không khí, khi cháy nó tạo ra nhiệt lượng làm tăng nhiệt độ lên đến khoảng 1500C thì PH3 tiếp tục cháy và kết quả là xuất hiện “ngọn lửa ma trơi”. Một câu hỏi đặt ra : PH3, P2H4 xuất hiện do đâu?? Đáp án chính là nơi chúng ta hay thấy chúng. Ở đầm lầy, nghĩa địa có nhiều xác sinh vật…Đó là nguồn photpho rất lớn để hình thành PH3,P2H4 bằng hoạt động của các vi khuẩn trong đất.

Nói đến đây thì có lẽ các bạn đã hiểu, hi vọng sau khi đọc bài viết này các bạn sẽ không phải sợ khi ” đi đêm” :)

Diễn đàn H2VN

Nitơ và photpho

  • Người ta thường dùng NH4HCO3 làm bột nở vì khi có tác dụng nhiệt, bột nở phân hủy sinh ra khí NH3 và CO2 từ trong chiếc bánh làm chúng nở to ra, tạo các lỗ xốp nên bánh mềm hơn.
  • Khi nấu canh cá người ta thường cho chất chua vào : thường là acid acetic, acid lactic; chất tanh của cá có chứa hỗn hợp amin vì vậy chất chua sẽ phản ứng với hỗn hợp amin này tạo muối, làm giảm vị tanh.
  • Chuột ăn phải bả thường chết ở gần nơi có nước vì một trong những loại thuốc diệt chuột là kẽm phosphua, sau khi chuột ăn phải sẽ bị khát nước (do tính thủy phân mãnh liệt của kẽm phosphua) và khi đó tạo ra chất khí rất độc (PH3) giết chết chuột.
  • Để khử khí Clo độc trong phòng thí nghiệm, người ta xịt khí NH3 do khí này gặp Clo tạo NH4Cl, hơn nữa NH3 nhẹ hơn không khí nên dễ dàng bay đi.
  • Khi đốt, pháo sẽ nổ đùng đoàng: pháo chứa lượng lớn thuốc nổ. Thành phần chính của thuốc nổ chủ yếu là lưu huỳnh, than gỗ, diêm tiêu. Khi cháy, than gỗ, lưu huỳnh, diêm tiêu tác dụng với nhau sinh ra năng lượng lớn cùng nhiều chất khí như nito, CO2. Thể tích thuốc nổ tăng hơn 1000 lần => Lớp vỏ quả pháo bị nổ
  • Cây họ Đậu cố định đạm: Trong rễ cây họ đậu có vi khuẩn chứa enzim cố định đạm. Enzim này chứa protein Fe và protein Fe-Mo. Phân tử Nito kết hợp với phân tử protein Fe-Mo thành một hợp chất, sau đó protein Fe nhận điện tử từ nito trong protein Fe-Mo, qua quá trình này, nito bị khử thành ion N3+, kết hợp với hidro tạo phân tử NH3.
  • Khi quẹt diêm : diêm bốc cháy do đầu que diêm chứa các chất oxy hóa : K2Cr2O7, KClO3, MnO2… và các chất khử như S… Thuốc ở vỏ bao diêm chứa P đỏ, Sb2O3,… ngoài ra còn trộn thêm thủy tinh để tăng sự ma sát 2 thứ thuốc trên. Khi quẹt, P đỏ tác dụng với chất oxy hóa, phản ứng tỏa nhiều nhiệt làm cháy thuốc ở que diêm.

Diễn đàn H2VN

Bệnh thiếu Canxi và phốt pho ở gia cầm

[14 – Apr – 2004 – minhquan]

Canxi và photpho là 2 nguyên liệu chủ yếu cho việc hình thành nên xương và vỏ trứng của gia cầm. Đồng thời, trong mô cơ thể canxi còn duy trì chức năng hoạt động của mô thần kinh, xúc tác quá trình đông máu, tăng hoạt động của mô cơ vân, cơ tim, cơ trơn, duy trì hoạt động của tế bào, tạo điện thế sinh học trên mặt bằng tế bào và xúc tác men trypxin trong quá trình tiêu hóa protein trong thức ăn. Còn photpho ngoài chức năng tạo xương nó còn tham gia vào thành phần axit nucleic, tham gia vào hệ thống men tiêu hóa tinh bột và mỡ, tham gia trong chất đệm của máu và làm trung gian cho điều hòa hoocmon (3′, 5′ – AMP) (3,5 adeno zinmonophotphat) với tác dụng tổng hợp protein, phân giải lipit, hoạt hoá các men khác nhau và tổng hợp Steroit.

Sự thiếu hụt canxi và photpho sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến các hoạt động trong cơ thể. Với đặc điểm rõ nhất là gia cầm bại liệt, đẻ non, đẻ giảm và tỷ lệ ấp nở thấp.

1. Nguyên nhân.

– Do khẩu phần ăn không được cung cấp đủ canxi và photpho (thiếu bột sò, bột xương, bột cá, bánh dầu lạc và đậu tương v.v…).

– Do chuồng trại làm quá kín làm cho ánh sáng mặt trời buổi sáng không chiếu vào cơ thể của gà được, nên chất Ergosteron (tiền vitamin D2) không chuyển thành vitamin D2 được. Thiếu vitamin D2 là thiếu yếu tố điều hòa sự hấp thu canxi từ thức ăn vào cơ thể.

– Hoặc cũng do chuồng trại che kín mà không được bổ sung premix có vitamin D2, D3 và khẩu phần ăn thì gia cầm cũng không thể hấp thu được canxi từ thức ăn vào cơ thể gia cầm.

– Do khẩu phần ăn chứa lượng chất béo (mỡ, dầu) quá cao, làm giảm khả năng hấp thụ Ca, P.

– Do cơ thể gia cầm bị một số bệnh truyền nhiễm hay dinh dưỡng làm viêm đường tiêu hóa và teo tuyến tụy tạng gây ảnh hưởng đến khả năng hấp thu Ca, P từ thức ăn vào cơ thể.

– Do tuyến cận giáp trạng (phó giáp trạng) bị teo nên không sản sinh ra hoocmon Canxitonin và Parathocmon, 2 hoocmon này có tác dụng điều hòa Ca, P trong máu.

2. Triệu chứng.

+ ở gà con và gà giò:

– Gà đi lại không bình thường, cơ giật và run rẩy.

– Một số gà con mới nở thấy xương mềm, mỏ mềm hoặc chéo nhau.

– Gà còi, lông mọc chậm, xù lông, sã cánh, gà hay mổ lông nhau và ăn những vật lạ sau tiêu chảy.

Bệnh kéo dài dẫn đến chân khuỳnh ra, ngón chân bị uốn cong, các đầu xương, khớp xương bị sưng to, biến dạng. Sau bại liệt nằm một chỗ rồi chết do biến chứng trụy tim mạch, viêm phổi, viêm ruột v.v…

+ ở gà đẻ:

– Trứng đẻ ra có vỏ mềm, mỏng hoặc không có vỏ. Sau đó ngưng đẻ. Trứng ấp nở thấp.

3. Bệnh tích.

– Xương ống chân mềm và xốp, dễ gẫy.

– Xương ức (ngực) bị vặn vẹo.

– Xương sườn có những nốt u do sưng khớp giữa phần xương và sụn của xương sườn.

4. Phòng và trị bệnh.

4.1. Phòng bệnh.

+ Bổ sung vào thức ăn thường xuyên lượng Ca, P và vitamin D3
Bột sò có hàm lượng canxi 35%. Trộn vào thức ăn cho gà con và gà giò 1,5%. Còn gà đẻ 4-5,5%.

– Bột xương có hàm lượng canxi 22%, photpho 18%. Trộn thức ăn cho gà con và gà giò 1%. Còn gà đẻ 2,5%.

– Bột cá nhạt có hàm lượng canxi 7%, photpho 3%. Trộn thức ăn tỷ lệ từ 10-15%.

+ Những premix khoáng có thể dùng thay thế bột xương và bột sò như:

– Vetophes (Pháp) (Ca, Mg, Cu, Fe, Mn, Zn).

– Plastin (Tiệp Khắc) (Ca, P, Mg, Fe, Cu, Co, Zn, I, As). Trộn thức ăn cho gà con và gà giò 1%. Còn gà đẻ 4-5%.

– Biacalcium (Pháp) (Ca, Mg, Cu, Fe, Co, Zn và Vitamin).

– SHELL-AID (Pháp) (A, D3, K, C, B2, Zn, Mn, Ca, Na). Trộn thức ăn gà đẻ 0,1%.

– Vitamin-200 (Pháp) (Ca, P, Zn, Mn, I, Fe, A, D3, E, K3, B12, Biotin, Niacin, B5, B6, B1, Choline, Chloride). Trộn thức ăn 0,5%.

+ Chuồng trại thiết kế phải có ánh sáng buổi sáng chiếu lọt vào chuồng, để gà tiếp nhận được tia tử ngoại từ ánh sáng mặt trời, giúp cho sự chuyển hóa tiền vitamin D2 (Ergosteron) thành vitamin D2.

4.2. Trị bệnh.

+ Trong trường hợp bệnh bại liệt nặng hoặc đẻ non nhiều, có thể tiêm thuốc Canxigluconat + Vitamin ADE liều:

– Gluconatcanxi 10%: Tiêm bắp 10-20 mg/kg thể trọng (ống 5ml tiêm bắp cho 5kg thể trọng)/ngày. Liên tục 5-7 ngày.

– ADE 500 tiêm bắp 0,1-0,2cc/gà mái đẻ. Tiêm 1 lần, sau 15-30 ngày tiêm lại lần 2.

– Trộn Biacalcium liều 1g/kg thức ăn hay pha 1g/lít nước liên tục mỗi ngày.

– Pha Vetophes liều 1-2 cc/lít nước uống, liên tục mỗi ngày.

Lưu ý: Nếu dùng quá liều canxi và photpho trong thức ăn bổ sung cho gà cũng gây nguy hiểm cho cơ thể: Làm rối loạn tiêu hóa và bài tiết. Canxi tích lại trong thận không bài tiết kịp gây viêm thận, sỏi thận, photpho cũng tích tụ lại trong mô và khớp gây rối loạn cử động khớp. Đồng thời thúc đẩy tuyến giáp trạng hoạt động, tăng bài tiết hoocmon Paratyroxin làm tăng cường bài tiết canxi từ xương vào máu gây xốp xương và bại liệt.

http://agriviet.com/nd/209-benh-thieu-canxi-va-phot-pho-o-gia-cam/