Category Archives: Nguồn Hidrocacbon thiên nhiên

Chất hữu cơ trong cuộc sống

  • “Sự ôi mỡ” là một hiện tượng xảy ra thường xảy ra trong cuộc sống và gây không ít “thiệt hại” về vật chất cho con người

Quá trình ôi mỡ là do lipit tác dụng với oxi trong không khí hình thành các peroxit hoặc hidropeoxit, các chất này dưới tác dụng của vi khuẩn và hơi nước trong không khí phân hủy thành xeton, andehit có mùi khó chịu và cả axit cacboxylic nữa.

  • Cao su dùng lâu bị cứng do các liên kết đôi trong phân tử cao su bị oxy hóa bởi O2, nhiệt độ cao làm giảm lực tác dụng giữa các cao su, làm hỏng cấu trúc polyme…
  • Acetylen cháy trong O2 tạo ra ngọn lửa có nhiệt độ khoảng 3000 độ C nên được dùng trong đèn xì acetylen-oxy dùng để hàn và cắt kim loại.

2C2H2 + 5O2 —-> 4CO2 + 2H2O

  • Khi nấu cơm nếp cần ít nước hơn khi nấu cơm tẻ do trong gạo tẻ có hàm lượng amilopectin (hầu như không tan trong nước) lớn hơn gạo nếp.
  • Để quả chín nhanh hơn người ta thường trộn lẫn quả chín với quả xanh vì quả chín sẽ giải phóng Acetylen làm những quả khác chín nhanh hơn.
  • Hỗn hợp etylenglicol, glycerin hay rượu và nước do có nhiệt độ đông đặc thấp nên được thêm vào nhiên liệu động cơ để không bị chuyển sang trạng thái rắn ở nhiệt độ thấp.
  • Dung dịch phenolphtalein trong rượu có màu hồng trong môi trường kiềm (pH>=9) nên được dùng làm chất chỉ thị.
  • Thủ phạm các vụ nổ mỏ than là do sự cháy khí metan có trong mỏ than

CH4 + O2 —to—> CO2 + H2O

  • Để xác định lượng cồn (C2H5OH) trong máu người được xác định bằng các cho huyết thanh tác dụng với K2Cr2O7

C2H5OH + K2Cr2O7 + H2SO4 —> CO2 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O

  • Khi đốt cháy tóc, sừng hoặc lông gà …. ta sẽ thấy có mùi khét do protein bị phân hủy tạo ra những chất bay hơi và có mùi khét.
  • Khi đun nóng lòng trắng trứng( có nước), lòng trắng trứng tạo kết tủa do một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đung nóng xảy ra kết tủa protein.
  • Trong các cây bút mực thường mực trong ống được pha thêm ít glixerol để tránh mực bị vón cục
  • Để điều chế dấm người ta thường cho rược etylic (7-8 độ) để ngoài không khí
  • Nấu đậu xanh trong nồi gang bị đen: Đậu xanh có tanin. Tanin tác dụng với sắt tạo sắt III tanat màu đen
  • Mực xanh đen khi viết được một lúc biến thành đen: Mực xanh đen chứa tanin, axit galic, sắt (II) sunfat, một ít axit sunfuric, phenol, chất keo. Sau khi chế tạo, tanin kết hợp với sắt (II) sunfat tạo sắt (II) tanat. Khi viết chữ xong, dưới tác dụng của oxy không khí và ánh sáng mặt trời, sắt (II) tanat tạo sắt (III) tanat màu đen, khó phai.
  • Không nên dùng dầu hỏa để lau khung xe đạp: Khung xe đạp và một vài bộ phận khác dùng phương pháp sơn xì để phủ một lớp sơn dầu. Để bảo vệ lớp sơn dầu, người ta thường phủ lớp sơn dầu bằng một lớp cao phân tử mỏng. Khi lau xe bằng dầu hỏa, dầu sẽ phá hủy lớp cao phân tử gây tổn hại xe.
  • Rượu giả gây chết người: Khi làm rượu giả, người ta sẽ không pha thêm nước (làm thế rượu sẽ nhạt) mà pha thêm một ít metylic. Metylic là một chất độc. Khi uống rượu này vào, chúng ta sẽ bị ngộ độc nghiêm trọng.
  • Không nên trộn 2 loại mực khác nhau: Trong mực chứa các hạt keo tích điện, nếu 2 loại mực chế tạo từ nguyên liệu khác nhau thì các hạt keo có thể tích điện trái dấu và hút lẫn nhau, làm cho kích thước hạt ngày càng lớn, chúng lắng xuống tạo cặn mực.

Diễn đàn H2VN

  • “S ôi m là mt hin tượng xy ra thường xy ra trong cuc sng và gây không ít “thit hi” v vt cht cho con người

Quá trình ôi mỡ là do lipit tác dụng với oxi trong không khí hình thành các peroxit hoặc hidropeoxit, các chất này dưới tác dụng của vi khuẩn và hơi nước trong không khí phân hủy thành xeton, andehit có mùi khó chịu và cả axit cacboxylic nữa.

  • Cao su dùng lâu bị cứng do các liên kết đôi trong phân tử cao su bị oxy hóa bởi O2, nhiệt độ cao làm giảm lực tác dụng giữa các cao su, làm hỏng cấu trúc polyme…
  • Acetylen cháy trong O2 tạo ra ngọn lửa có nhiệt độ khoảng 3000 độ C nên được dùng trong đèn xì acetylen-oxy dùng để hàn và cắt kim loại.

2C2H2 + 5O2 —-> 4CO2 + 2H2O

  • Khi nấu cơm nếp cần ít nước hơn khi nấu cơm tẻ do trong gạo tẻ có hàm lượng amilopectin (hầu như không tan trong nước) lớn hơn gạo nếp.
  • Để quả chín nhanh hơn người ta thường trộn lẫn quả chín với quả xanh vì quả chín sẽ giải phóng Acetylen làm những quả khác chín nhanh hơn.
  • Hỗn hợp etylenglicol, glycerin hay rượu và nước do có nhiệt độ đông đặc thấp nên được thêm vào nhiên liệu động cơ để không bị chuyển sang trạng thái rắn ở nhiệt độ thấp.
  • Dung dịch phenolphtalein trong rượu có màu hồng trong môi trường kiềm (pH>=9) nên được dùng làm chất chỉ thị.
  • Thủ phạm các vụ nổ mỏ than là do sự cháy khí metan có trong mỏ than

CH4 + O2 —to—> CO2 + H2O

  • Để xác định lượng cồn (C2H5OH) trong máu người được xác định bằng các cho huyết thanh tác dụng với K2Cr2O7

C2H5OH + K2Cr2O7 + H2SO4 —> CO2 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + H2O

  • Khi đốt cháy tóc, sừng hoặc lông gà …. ta sẽ thấy có mùi khét do protein bị phân hủy tạo ra những chất bay hơi và có mùi khét.
  • Khi đun nóng lòng trắng trứng( có nước), lòng trắng trứng tạo kết tủa do một số protein tan được trong nước tạo thành dung dịch keo, khi đung nóng xảy ra kết tủa protein.
  • Trong các cây bút mực thường mực trong ống được pha thêm ít glixerol để tránh mực bị vón cục
  • Để điều chế dấm người ta thường cho rược etylic (7-8 độ) để ngoài không khí
  • Nấu đậu xanh trong nồi gang bị đen: Đậu xanh có tanin. Tanin tác dụng với sắt tạo sắt III tanat màu đen
  • Mực xanh đen khi viết được một lúc biến thành đen: Mực xanh đen chứa tanin, axit galic, sắt (II) sunfat, một ít axit sunfuric, phenol, chất keo. Sau khi chế tạo, tanin kết hợp với sắt (II) sunfat tạo sắt (II) tanat. Khi viết chữ xong, dưới tác dụng của oxy không khí và ánh sáng mặt trời, sắt (II) tanat tạo sắt (III) tanat màu đen, khó phai.
  • Không nên dùng dầu hỏa để lau khung xe đạp: Khung xe đạp và một vài bộ phận khác dùng phương pháp sơn xì để phủ một lớp sơn dầu. Để bảo vệ lớp sơn dầu, người ta thường phủ lớp sơn dầu bằng một lớp cao phân tử mỏng. Khi lau xe bằng dầu hỏa, dầu sẽ phá hủy lớp cao phân tử gây tổn hại xe.
  • Rượu giả gây chết người: Khi làm rượu giả, người ta sẽ không pha thêm nước (làm thế rượu sẽ nhạt) mà pha thêm một ít metylic. Metylic là một chất độc. Khi uống rượu này vào, chúng ta sẽ bị ngộ độc nghiêm trọng.
  • Không nên trộn 2 loại mực khác nhau: Trong mực chứa các hạt keo tích điện, nếu 2 loại mực chế tạo từ nguyên liệu khác nhau thì các hạt keo có thể tích điện trái dấu và hút lẫn nhau, làm cho kích thước hạt ngày càng lớn, chúng lắng xuống tạo cặn mực.

Ô chữ 2: Dầu mỏ – Khí đốt – Than đá

Mời các bạn tham gia giải đáp, comment phía cuối bài nhé!

Across

4. Khí mỏ dầu còn được gọi là gi?

5. Ở Việt Nam, khí thiên nhiên và khí mỏ dầu có nhiều ở…-Thái Bình

6. Một loại khí độc

7. Dầu thô mới lấy từ mỏ lên sau khi xử lí sơ bộ sẽ qua công đoạn nào?

8. Trong chế biến dầu mỏ có 1 phương pháp giúp tăng lượng xăng là?

Down

1. Các mỏ dầu lớn như Bạch Hổ, Rồng, Đại Hùng, Rạng Đông thuộc tỉnh này.

2. Tỉnh khai thác nhiều than lớn nhất ở nước ta?

3. Crackinh là quá trình ………phân tử hidrocacbon mạch dài tạo thành các hidrocacbon mạch ngắn hơn

4. Khi nung than mỡ (than đá) ở 1000oC, phần khí thoát ra gọi là gì?

Biên soạn lại: Châu Pha (tư liệu từ  Nguyễn T.Ly)

Thị trường nhiên liệu khí đốt tự nhiên tìm cách đối phó với tình trạng hạ giá

Thị trường khí đốt tự nhiên đang chịu nhiều áp lực để đưa giá về mức ổn định như ban đầu.

Phương án các công ty khai thác nghĩ đến là cắt giảm việc khai thác cũng như các dự án mới đã bắt đầu cho thấy những bước khả quan khi nhu cầu cho loại hàng hóa này đang tăng trở lại.

Giá gas tự nhiên đã tăng, kết thúc tuần trước với lợi nhuận thêm 17% vào thứ 5 tuần trước tại New York. Giá của các hợp đồng mua bán tương lai cũng gây bất ngờ kể từ năm 2002, tăng thêm 38% giá trị từ mức thấp 2,5 USD đầu tháng này.

Nguồn cung khí gas tự nhiên vượt quá tại Mỹ cũng là lý do chính dẫn tới sự sụt giảm giá. Thị trường hứa hẹn sẽ ghi nhận mức kỷ lục tại các kho chứa của Mỹ.

Theo một báo cáo đưa ra tuần trước của một chuyên gia phân tích của Ngân hàng Đức Deutsche Bank, nguồn cung tại thị trường Mỹ, với đà tăng trở lại cũng gần vượt mức cao kỷ lục 104,772 tỷ m3 vào cuối tháng 10 năm 2007. Cơ quan quản lý thông tin năng lượng hy vọng tính đến 31 tháng 10 lượng hàng tồn kho sẽ đạt 3,84 nghìn tỷ.

Chủ tịch First Enercast Financial, công ty chuyên cung cấp những thông tin phục vụ cho thị trường nhiên liệu, ông Ben Smith cho rằng “chính công nghệ khai thác bằng đá phiến mới, một loại đá địa chất, đã giữ cho nguồn cung khí, gas tự nhiên luôn đảm bảo trong năm nay”.

Nhà kinh tế James Williams đến từ WTRG Economics nhận định tỷ lệ khai thác thấp dẫn tới năng lực sản xuất cũng bị giảm. Ông cũng kỳ vọng nguồn cung và cầu sẽ sớm ổn định trong nửa năm tới.

Tính đến 11 tháng 9 năm 2009, lượng gian lận khí gas tự nhiên ở Mỹ giảm từ 1.032 của năm ngoái xuống đến 999 (theo thống kể của Baker Hughes). Trên thị trường toàn cầu con số này đến tháng 8 năm 2009 là 947, giảm 140 so với năm ngoái.

Giám đốc công ty tư vấn năng lượng Perry Management Charles Perry khẳng định tình trạng trên chủ yếu xảy ra ở khu vực có khai thác bằng đá phiến Barnett hay loại khác. Đá phiến Barnett ở phía Bắc Texas là nơi có chất lượng tốt nhất.

Ông Perry còn bổ sung thêm “Tình hình khoan dầu và xây giếng bằng công nghệ đá phiến khá tốn kém. Một khi giá dầu giảm, việc khai thác sử dụng loại công nghệ này sẽ trở nên kém hợp lý đi rất nhiều”.

Mặt khác, do sản xuất tại các giếng dầu cũng giảm nhanh chóng, các nhà sản xuất cũng sẽ không tìm thêm các giếng mới để khai thác. Như vậy, lượng cung vượt quá sẽ nhanh chóng kết thúc.

Mặc dù vậy, ông Smith lại tin tưởng nhu cầu công nghiệp sẽ sớm thoát khỏi đáy kể từ tháng 5 và phục hồi trở lại.

Nguồn: http://vfinance.vn/

Linkgốc:http://vfinance.vn/m33/sm33/e302/kin…ang_ha_gia.htm

Khí đốt thiên nhiên trở thành mối quan tâm của các nhà sản xuất ôtô Đức

Trong nhiều năm nay, ngành công nghiệp sản xuất khí đốt thiên nhiên và các nhà sinh thái học đã thực sự mong đợi thị trường khí đốt thiên nhiên tự nhiên cho ôtô sẽ được mở rộng. Liên hiệp Khí đốt Thiên nhiên và Nước ở Đức (BGW), cho biết rằng năm 2002 ở Đức đã bán ra khoảng 5000 xe chạy bằng khí đốt thiên nhiên tự nhiên, nâng tổng số hiện có ở Đức lên 16.000 xe. BGW hy vọng con số này sẽ tăng gấp đôi trong năm 2004. Mục tiêu của Đức là từ nay đến năm 2010, nước này sẽ có 500.000 xe chạy bằng khí đốt thiên nhiên tham gia giao thông.

Về các trạm bơm khí đốt thiên nhiên, xu hướng cũng đang tăng nhờ sự ủng hộ của các giới chức chính quyền và của ngành sản xuất khí đốt thiên nhiên và dầu. Số lượng các trạm khí đốt thiên nhiên tự nhiên ở Đức được xây dựng tăng từ 50 trạm trong những năm 90 của thế kỷ XX lên tới 300 trạm hiện nay.

Các nhà sản xuất ôtô cũng lao vào đầu tư. Trong một thời gian dài, người tiêu dùng quan tâm đến loại nhiên liệu này đã buộc phải để một doanh nghiệp đặc biệt chuyển đổi xe chạy bằng xăng của họ. Nhưng ngày nay, các nhà sản xuất đang đưa ra hàng loạt các xe chạy bằng khí đốt thiên nhiên, với bình khí đốt thiên nhiên được đặt dưới sàn xe. Năm 2000 và 2001, hãng Fiat đã thực sự ngự trị trên thị trường loại xe này, với xe mà hãng sản xuất là Multipla, vừa chạy bằng khí đốt thiên nhiên vừa chạy bằng xăng. Fiat đã bán được 1700 chiếc như vậy và 2000 chiếc khác chỉ chạy bằng khí đốt thiên nhiên. Các xe này có thể chạy được 450km mới phải nạp khí đốt thiên nhiên. Còn nếu vừa chạy bằng khí đốt thiên nhiên vừa chạy bằng xăng thì có thể chạy được 930km. Để kích thích và tăng doanh thu bán hàng, Fiat còn tung ra thị trường các xe hòm Doblo và Ducato, phiên bản chạy bằng khí đốt thiên nhiên và xăng. Về phần mình, Hãng Opel đã bắt đầu sản xuất hàng loạt loại xe nhỏ một chỗ ngồi Zafira, được trang bị một môtơ chạy bằng khí đốt thiên nhiên tự nhiên. Theo Giám đốc marketing của Opel Special Vehicles, Stefan Schrahe, hãng đã bán được 15.000 xe. Được trang bị 4 bình khí đốt thiên nhiên và 1 bình xăng, Zafira có thể chạy được 500km. Opel hy vọng sẽ bán được 19.000 xe như vậy ở châu Âu, trong đó riêng ở Đức là 2.500 xe. Còn Daimler Chrysler cũng có loại xe hòm Spinter chạy bằng khí đốt thiên nhiên và dự định tung ra thị trường một loại Mescedes có môtơ chạy bằng khí đốt thiên nhiên và xăng.

Tuy nhiên, theo Hiệp hội Quốc tế về khí đốt thiên nhiên tự nhiên cho xe hơi (GNV) thì Đức không phải là nước có số lượng xe chạy bằng khí đốt thiên nhiên nhiều nhất. Theo GNV, Achentina có số lượng xe loại này nhiều nhất (722.000 chiếc), tiếp theo là Italia (380.000) và Pakixtan (280.000).

Nguồn: Courrier International, 10/2004

Khí đốt tự nhiên chỉ còn 42 năm nữa là cạn

Cập nhật lúc 04h25′ ngày 20/01/2006

Một đồng hồ đo gas trên hệ thống ống dẫn ở Ukraina hôm 1-1, ngày mà Gazprom của Nga cắt cung cấp khí đốt cho nước láng giềng. (Anh VTV)


Đang nấu cơm mà hết gas thì chỉ cần gọi điện, mấy phút sau dịch vụ sẽ chờ một bình gas mới đến tận nhà. Quá thuận tiện. Nhưng 42 năm nữa thì đào cả quả đất lên cũng không còn chút gas nào nữa. Cuộc đụng độ về khí đốt giữa Ukraina và Nga một lần nữa khiến người ta phải báo động về sự hạn hữu của nguồn nhiên liệu này.

Khổng Tử đã biết dùng gas

Tất nhiên là hồi đó chưa có những bếp gas thuận tiện như hôm nay. Nhưng theo ghi chép của Khổng Tử thì có lẽ người Trung Hoa là dân tộc đầu tiên biết tận dụng khí đốt tỏa ra từ các kẽ nứt trong đất. Dần dần họ còn đào sâu vào đất để khai thác các bọng khí đốt, chế tạo các ống dẫn bằng tre. Những vùng có gas gần biển còn biết dùng gas đun bay hơi nước biển để lấy muối.

Hôm nay thì hậu bối của người Trung Hoa nhanh trí này ấy đã đạt con số 1,3 tỷ và bị coi là nguyên nhân chính cho tình trạng tăng giá gas toàn cầu. Còn nhớ khái niệm “khủng hoảng dầu mỏ” ra đời cách đây ba thập niên, lần đầu tiên thế giới học cách rùng mình khi nhận ra rằng cuộc sống hôm nay bị phụ thuộc vào năng lượng đến mức nào.

Nhưng nguyên nhân cho sự xung đột bên giếng dầu ngày đó mang tính chính trị, nghĩa là còn có phương cứu chữa. “Khủng hoảng khí đốt” có lẽ còn là một cụm từ quá mới. Người ta mới chú ý đến nó khi Nga dọa cắt cung cấp khí đốt cho Ukraine giữa mùa đông lạnh giá. May mắn là hai bên còn đi đến thỏa thuận chứ nhiều gia đình Mỹ năm nay đã bắt đầu bị thiếu khí đốt mà nguyên nhân không chỉ vì mấy trận cuồng phong ngoài khơi Vịnh Mexico.

Cầu Chúa xin “trời ấm lên”

Cuộc khủng hoảng gas của Mỹ khác hẳn về tính chất so với xung đột giữa Nga và người hàng xóm hoặc chính sách kích giá nhân tạo của mấy quốc gia OPEC. Khí đốt, một loại tài nguyên thiên nhiên cần hàng triệu năm trong điều kiện đặc biệt để hình thành, đang cạn dần!

Chưa bao giờ công nghiệp năng lượng của Mỹ bỏ ra nhiều tiền của và công sức như ngày nay để khai thác gas trong đất liền cũng như ngoài biển – đó mới là khối lượng gas cần thiết cho nhu cầu sản xuất và tiêu thụ hiện tại chứ chưa nói đến phát triển.

Cho đến hôm nay, nước láng giềng miền Bắc đất rộng người thưa song vô cùng giàu có khoáng sản là Canada vẫn được xem là hậu phương vững mạnh, nhưng ngay cả Canada cũng đã cảm thấy mối lo ngại đang dâng cao như mây đen phía chân trời năng lượng: năm 2003 là năm đầu lên Canada tiêu thụ nhiều gas hơn lượng mới tìm ra, đã thế trữ lượng của những nguồn khí đốt đang khai thác xem chừng đã được đánh giá cao hơn thực tế, nói một cách khác, người Canada đã gặm đến lương khô.

Mùa đông năm nay vừa bắt đầu đã được dự đoán là cơn rét lớn cho lục địa Bắc Mỹ. Đã và sẽ có nhiều gia đình không đủ năng lượng chạy lò sưởi, và nhiều công ty thà sa thải công nhân còn hơn sản xuất vạ vật qua mùa đông. Đất Mỹ vốn có nhiều người sùng đạo, và trong bài cầu kinh của họ đã được thêm câu “Cầu Chúa cho trời ấm lên”, như bà Diana Munns ở Phòng thương nghiệp lowa nói với tạp chí “US News”.

Thị trường khí đốt

Từ 1983 lượng khí đốt tiêu thụ trên quả đất tăng thêm 75%, một phần cũng vì được “mang tiếng” là loại năng lượng (tương đối) sạch vì không sinh ra lưu huỳnh gây mưa axít. Trong thời đại mà ý thức bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng phát triển, từ những năm 70 trở lại đây nhiều kỹ thuật dùng than và dầu được đổi sang gas.

Thị trường gas khác với thị trường dầu hỏa, tập trung ở ba khu vực là Mỹ, châu Âu và châu Á/ Thái Bình Dương. Nguyên nhân đơn giản là gas chỉ được chuyên chở một cách kinh tế qua ống dẫn, và cũng vì vậy mà các nước khai thác dầu ở vùng Vịnh đốt hết gas đi cùng với dầu hỏa chứ không nghĩ đến chuyện kinh doanh nó.

Qatar, một tiểu vương quốc Arab đứng thứ ba sau Nga và Iran về khai thác gas, đi theo con đường khác. Năm 1971 ở bờ biển Qatar đã phát hiện ra trữ lượng khí đốt lớn nhất thế giới, và họ biết cách biến thứ khí “vô dụng” thành một nguồn lãi khủng khiếp. Ở cảng Ra Laffan mọc lên dàn kỹ thuật hóa lỏng gas lớn nhất thế giới. Ở nhiệt độ âm 160oC gas co lại chỉ còn 1/615 thể tích ban đầu và hóa lỏng, có thể chuyên chở bằng những tàu thủy lớn đi khắp thế giới, tất nhiên là đến cả Mỹ. Con đường mới này của Qatar tạo ra một “mốt” đóng tàu chở gas. Năm nay, số tàu đặc chủng để chở khí lỏng sẽ lên gấp đôi so với cả thế kỷ trước.

Tương lai

Khác với dầu, lượng gas bị dùng chưa chiếm chỗ bao nhiêu trong tổng số được khai thác. Nhưng cảnh giác qua cơn ác mộng dầu hỏa, nhân loại làm phép tính xem với đà tiêu thụ hôm nay, còn bao lâu nữa thì dùng hết khí đốt. Con số dự đoán là 67 năm không được phép làm chúng ta bớt sốt ruột, vì kinh nghiệm cho thấy các mô hình tính toán kiểu ấy đều sai bét vì thực tế phát triển năng động hơn các phỏng đoán, chưa kể là thói quen dùng gas ngay càng tăng. Để ý đến cả sự năng động ấy, trữ lượng gas sẽ bị con người làm cạn kiệt trong 42 năm tới. Dầu mỏ còn nhanh cạn gấp đôi.

Thực trạng không thể khác được là trong những năm tới khách hàng sẽ ngày càng trả giá gas cao hơn. Chưa có nguồn năng lượng nào khả dĩ thế chân cho dầu và khí, kể cả năng lượng hạt nhân.

Trong khi người Trung Quốc trước đây 2.500 năm đã biết dùng khí đốt thì ở cái nôi văn minh khác như Hy Lạp hay Ba Tư hồi đó con người vẫn hoảng sợ sụp lạy ngọn lửa “vĩnh cửu” do sét tạo ra từ luồng khí tuôn ra trên mặt đất. Hôm nay ta biết rằng ngọn lửa ấy không thể cháy “vĩnh cửu”, nhưng khi nó tắt ngấm sau 42 năm nữa thì cái gì sẽ xảy ra – chưa ai biết được…

Theo VTV/Thể thao và văn hóa

Khí đốt thiên nhiên sẽ có tiếng nói quan trọng trong thế kỷ 21

Cali today News – Khí đốt thiên nhiên (natural gas) luôn sạch hơn than đá, rẻ hơn dầu hỏa và nguồn dự trữ của Hoa Kỳ còn có thể cung ứng đến 90 năm nữa.

Từ trước đến nay, khí đốt thiên nhiên được dùng để sưởi ấm mùa đông đến 50% số nhà trên toàn quốc, hiện nay nhiều nhà máy điện mới đã được xây dựng với việc sử dụng khí đốt như là nhiên liệu chính.
Nó sẽ trở thành “nhân vật quan trọng” khi các quốc gia tìm cách giảm số khí thải gây hiệu ứng nhà kính sau hội nghị Copenhagen.

Hiện nay ở Mỹ khoảng 27% của số lượng khí thải carbon dioxide đến từ các nhà máy điện chạy bằng than, vốn cung cấp 44% số điện dùng ở Mỹ, không tới 25% chạy bằng khí đốt thiên nhiên.

So với trước kia, giờ đây khí đốt thiên nhiên có nhiều ưu thế vì trữ lượng rất nhiều và giá thành thấp kỷ lục từ 6 năm nay.

Giá thành mỗi 1,000 cubic feet khí thiên nhiên là 5.50 đô la, tức là giá chỉ còn chưa tới 50% của giá của mùa hè 2008, khi dầu hỏa lên tới gần 150 đô la/thùng.

Từ năm 2004 đến năm 2008, số trữ lượng khí đốt thiên nhiên của Hoa Kỳ gia tăng thêm 58%, khiến Hoa Kỳ hiện có trữ lượng khí thiên nhiên kéo dài tới 90 năm với số lượng khai thác ít nhất là 23 ngàn tỉ gallons mỗi năm.


Đào Nguyên source AP

Nguồn: calitoday.com

Trung Quốc bắt đầu nhận khí đốt tự nhiên từ Trung Á

(Nguồn: TTX, 7/1/2010)
Theo nhà chức trách Wu Jianmin thuộc Văn phòng Khí đốt Urumxi, Tân Cương, đường ống dẫn khí đốt tự nhiên dài 1.833 km, chạy từ Trung Á đến thành phố Urumxi ở Tân Cương, sẽ đi vào hoạt động ổn định trong 10 ngày nữa.

Đường ống dẫn khí đốt này bắt đầu chuyển khí đốt tự nhiên đến Urumxi hôm 31/12 vừa qua.

Đến ngày 6/1, lượng khí đốt vận chuyển qua đường ống này – chạy từ biên giới giữa Turkmenistan và Uzbekistan qua miền Trung Uzbekistan và Kazakhstan sang Trung Quốc – đạt 50.000 m3.

Chính quyền thành phố Urumxi hy vọng nguồn cung khí đốt đến nơi đây sẽ đạt 3 tỷ m3/năm hay 8 triệu m3/ngày. Tuy nhiên, xét thực tế, nguồn cung cấp khí đốt qua đường ống dẫn trên chưa thể đạt mức này trong năm nay.

Đường ống dẫn khí đốt này có thể làm giảm tình trạng thiếu hụt năng lượng cho Urumxi – thành phố này ước thiếu khoảng 500 triệu m3 khí đốt/năm nếu thời tiết khắc nghiệt.

Urumxi là thành phố đầu tiên của Trung Quốc hưởng lợi từ dự án nhập khẩu khí đốt tự nhiên lớn nhất Trung Quốc này.

Từ Horgos ở Tân Cương, đường ống này được kết nối với hệ thống đường ống dẫn khí đốt Tây-Đông Số 2 của Trung Quốc, dài trên 8.653 km và chạy qua 14 tỉnh thành, khu tự trị và các đặc khu kinh tế.

Tiếp theo Urumxi, thủ đô Bắc Kinh cũng sẽ bắt đầu tiếp nhận khí đốt qua đường ống dẫn khí đốt Trung Quốc-Trung Á từ giữa tháng 1/2010.

Do thời tiết mùa Đông năm nay lạnh giá bất thường, tiêu thụ khí đốt tự nhiên hàng ngày của Bắc Kinh trong tháng này đứng ở mức cao 53 triệu m3, so với nhiều nhất cũng chỉ đạt 44 triệu m3 khí đốt/ngày trong mùa đông năm ngoái. Vì thế, nguồn cung khí đốt từ Trung Á là nguồn năng lượng quan trọng đối với Bắc Kinh./.

Như Mai (Vietnam+)