Blog Archives

‘Khí cười’- hiểm họa lớn nhất đối với tầng ozone

Bài viết cập nhật lúc: 04:36 ngày 07/09/2009

Một nghiên cứu mới cho biết nitrous oxide (N2O), được nhiều người biết với cái tên “khí cười”, hiện nay là chất phân hủy tầng ozone do con người thải ra và nó có khả năng tồn tại suốt nhiều thế kỉ.

Lỗ thủng tầng Ozone tại Nam Cực. (Ảnh: natural.com)

N2O được tạo ra bằng cách sản xuất phân bón ni tơ hay xử lí nước thải. Các nhà nghiên cứu cho biết nên giảm việc sử dụng loại hợp chất này để tránh làm mỏng tầng ozone bao quanh Trái đất.

Tầng ozone che chở Trái đất khỏi tác hại của tia cực tím mặt trời, loại tia này tăng khả năng ung thư của con người cũng như đe dọa mùa màng và đời sống thủy sinh.

Loại hóa chất Clorua-florua-cacbon (CFCs) do con người tạo ra được nhắc đến rầm rộ vào thập niên 80 khi con người nhận ra chúng đã đục thủng một vùng lớn tầng ozone ở những vùng cực. Năm 1987, hiệp ước quốc tế có tên Nghị định thư Montreal được kí kết, qui định chặt chẽ việc sản xuất CFC và những khí gây hại tầng ozone. Đến năm 1996, những chất này hoàn toàn không còn được sử dụng.

Từ sau đó, tầng ozone của Trái đất của cả hai vùng cực và của bầu khí quyển xung quanh hành tinh dần được phục hồi. Nhưng N2O là loại khí không có trong danh mục Nghị định thư Montreal. Và việc thải N2O có thể đảo ngược thành quả trên, thậm chí có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ.

A.R. Ravishankara thuộc Ban quản lí Khí quyển và Hải dương Mỹ, người dẫn đầu cuộc nghiên cứu mới cho biết hiện tại, N2O là khí thải làm phân hủy tầng ozone nghiêm trọng nhất  và tầng ozone liên tục bị tấn công nếu chúng ta không kịp hành động.

Tác nhân gây hiệu ứng nhà kính

Một số loại phân bón được sử dụng tại các nông trại hiện đại làm tăng lượng N2O. (ảnh: NationalGeographic)

Ông cho biết, N2O cũng là khí gây hiệu ứng nhà kính khi liên kết với khí metan hoặc CO2. Vì vậy việc ngăn chặn chúng cũng rất tốt đối với khí hậu.

N2O được tạo thành tự nhiên khi vi khuẩn phân hủy ni tơ trong đất hoặc nước. N2O bốc lên tầng bình lưu, tại đây tia mặt trời phân tích chúng thành những phân tử ni tơ và oxy vô hại.

Tuy nhiên một số N2O vẫn tồn tại và có thể tồn tại hàng trăm năm. Hợp chất này phản ứng với nguyên tử oxy năng lượng cao để tạo thành hợp chất nitric oxide (NO). Chính hợp chất này là tác nhân phá hủy ozone.

Ravishankara chỉ ra rằng mặc dù N2O không làm thủng tầng ozone nhưng nó khiến toàn thể lớp  ozone mỏng hơn

Nguồn N2O phong phú và khó kiểm soát

Mô hình phân tử N2O.

Quy trình hóa học này được biết từ những năm 70 khi các nhà khoa học lo lắng về hiệu ứng môi trường khi máy bay siêu thanh thải khí NO phá hủy tầng ozone. Ravishankara và cộng sự của ông là những người đầu tiên nhấn mạnh về tác hại của NO trong việc làm suy yếu tầng ozone

Để khẳng định điều này, họ đã tạo ra mô hình khí quyển và những phản ứng hóa học xảy ra bên trong nó. Họ nhận thấy rằng khả năng của N2O làm suy yếu tầng ozone có thể so sánh được với những chất làm suy yếu ozone khác được gọi là hydro CFCs, những chất này thay thế CFCs nhưng cũng đang trong quá trình ngưng dần việc sử dụng.

Mặc dù có khả năng làm suy yếu tương đương nhưng N2O có thể có tác động phá hủy nhiều hơn bởi vì nguồn sản sinh chúng quá phong phú. Mỗi năm có khoảng 10 triệu tấn N2O bị thải ra môi trường, tương đương hơn 1 triệu tấn CFC các loại tại điểm thải cao nhất.

Tăng lên nhanh chóng

Biếm họa về hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Các nhà khoa học chỉ ra chúng ta đã hoàn toàn lờ đi vai trò của chính mình trong việc tạo ra loại khí nguy hại này. 1/3 tổng lượng N2O thải vào khí quyển là từ những hoạt động của con người như đốt cháy nguyên liệu hóa thạch, sử dụng phân bón gốc ni tơ, vận hành các nhà máy xử lí nước thải hay các quy trình công nghiệp khác liên quan đến ni tơ.

Vì thế, cho dù máy bay siêu thanh không bao giờ cất cánh thì khí thải N2O hiện tại cũng phá hủy tầng ozone tương đương 500 chuyến bay một ngày. Mức thải tăng 0,25% một năm từ trước thời đại công nghiệp.

Don Wuebbes đến từ Đại học linois tại Urbana – Champaign, người phát minh ra phương pháp định lượng hóa chất tiềm tàng phá hủy ozone cho biết, N2O là một loại khí bị lãng quên. Con người luôn nó như một thứ thông thường trong tự nhiên và họ quên rằng nó đang tăng lên.

Biếm họa về hiện tượng nóng lên toàn cầu.

Ravishankara cho biết  khi mức CFC được giảm bớt, N2O thậm chí lại tác động mạnh hơn. Ni tơ và những hợp chất clo trung hòa tác động của nhau đối với tầng ozone – càng nhiều clo thì tác động phá hủy tầng ozone của ni tơ càng giảm và ngược lại. Khi CFC các loại được thanh lọc khỏi bầu khí quyển thì tác động của N2O tăng 50% khả năng so với trước.

Wuebbles cho rằng trong khi chúng ta mong đợi tầng ozone sẽ dần hồi phục nhờ vào những hoạt động cắt giảm CFC thì N2O lại ngăn chặn điều đó xảy ra.

*Chi Giao (Theo Newscientist)

Theo vietnamnet.vn

Giải đáp thắc mắc

Tại sao tầng ozôn lại bị thủng chỉ ở Nam cực mà không  phải là bắc cực hay xích đạo. Tại sao lỗ thủng ngày càng t0?

Nam cực và Bắc cực là hai nơi có lỗ thủng lớn nhất do khí Ozon là khí được tạo thành từ nguyên tử Oxi khi có phản ứng dưới điều kiện nhiệt độ áp suất và ánh sáng thích hợp sẽ cho ra chất khí Ozon, Mà ở 2 vùng cực này(đặc biệt là nam cực) thì có hiện tượng ngày ngắn đêm dài(vào đông chí)-ngăn cản việc hình thành khí Ozon, ngày dài đêm ngắn-tuy có ánh sáng nhưng lại thiếu áp suất thích hợp(vào hạ chí) và nhiệt độ thì luôn ở mức âm nên việc hình thành Ozon ở đây là rất khó khăn, nên tầng ozon ở đây rất mỏng và rất dễ bị phân hủy theo phản ứng nghịch. Vì thế mà nơi đây lỗ thủng ngày một to

Trong keo dán LATEX có chứa khí amoniac hít nhiều có hại gì ko, vì công việc của tôi thường xuyên tiếp xúc voi keo latex ấy?

Với một khối lượng lớn các chất này, cây cỏ, sinh vật mới bị bệnh “bạch tạng”, héo rũ và chết. Các loại khí này cũng rất độc hại đối với người. Khí clo tấn công vào đường hô hấp của người, nhẹ thì gây viêm nhiễm đường hô hấp; khí amoniac (NH3) được dùng làm phân đạm, axít nitric, là một khí độc, hít phải có khả năng phỏng đường hô hấp (triệu chứng nhẹ là rát cổ, khàn giọng…); mặt khác NH3 còn tan được trong nước, có khả năng hòa lẫn vào nước, gây ngộ độc qua đường tiêu hóa… Vì thế, chúng ta nên tránh tiếp xúc với những loại khí này và các loại thực vật bị nhiễm.

Tại sao khi cho hiđro peoxit đổ lên lát khoai tây sống ở nhiệt độ thường thì xuất hiện lớp bọt trắng?

Lát khoai tây sống tức là các tế bào vẫn còn hoạt động; trong đó enzim catalaza. Cơ chất của enzim catalaza là H2O2 đó bạn. Khi nhỏ vào sẽ phân hủy theo phản ứng sau:

2H2O2 —— catalaza → 2H2O + O2

O2 sẽ tham gia quá trình chuyển hóa đường => có bọt khí CO2 sủi lên

Ezim catalaza có hoạt tính rất mạnh, Fe cũng phân hủy được H2O2 nhưng phản ứng chậm; nếu phản ứng phân hủy H2O2 với enzim catalaza diễn ra trong 1 giây thì đối với Fe phải mất 300 năm; vì vậy khi nhỏ vào là lập tức có hiện tượng bọt khí sủi lên.

Đối với các lát khoai tây chín thì do đã đun lên ở nhiệt độ cao; hoạt tính của enzim bị mất nên không có hiện tượng gì.

Trích: http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20100121095646AAFdJpC


Khí ozone gây ô nhiễm khi ở mặt đất

Cập nhật lúc 08h39′ ngày 28/07/2007


Ozone (O3) tự nhiên có mặt trên độ cao bảo vệ chúng ta chống lại các tia tử ngoại độc hại, nhưng khi chất khí này ở mặt đất (còn gọi là ozone tầng đối lưu hay ozone xấu) thì nó sẽ trở thành một chất gây ô nhiễm.

Đây là một chất độc đối với các sinh vật sống và là một chất gây hiệu ứng nhà kính khi ở lớp trên của tầng đối lưu.

Sự ô nhiễm ozone ở mặt đất cũng là kết quả một cơ chế tương đối phức tạp, vì chất khí này không phải do con người trực tiếp tạo ra mà được hình thành từ tác động của các tia bức xạ mặt trời và các chất gây ô nhiễm khác như dioxide ni-tơ thải ra từ khói xe và các thành phần hữu cơ bay hơi.

Những thiệt hại do khí ozone gây ra ở lá cây (Ảnh: omafra.gov.on.ca)

Các nhà nghiên cứu khẳng định trên tạp chí Nature rằng, đến năm 2100, hàm lượng ozone sẽ đủ cao để gây tác động rõ rệt đối với sự phát triển của cây trồng, hạn chế khả năng hấp thu dioxide carbone (CO2) của chúng trong khí quyển.

Trên khắp toàn cầu có nhiều khu vực chất thải công nghiệp đã làm tăng cao hàm lượng ozone ở mặt đất. Tuy nhiên, giữa hai chất khí CO2 và O3 có một sự cân bằng phức tạp: dioxide carbone với hàm lượng cao có thể giảm tác động độc hại của khí ozone bằng cách làm đóng các lỗ thở trên lá cây, giảm sự hấp thu của thực vật. Nhưng điều này sẽ khiến cây không còn giữ vai trò bơm khí CO2.

Do đo, khí ozone ở mặt đất còn góp phần làm gia tăng hiện tượng khí hậu nóng dần hơn so với khí ozone ở tầng đối lưu gây hiệu ứng nhà kính.

V.S

Hỏi đáp về Môi trường (9)

Nguyên nhân nào dẫn đến thủng tầng Ozon?
Mưa axit là gì?
Vì sao buổi sớm, không khí trong thành phố lại bị ô nhiễm rất nặng?
Vì sao không khí trong nhà cũng bị ô nhiễm?
Không khí trong thành phố và làng quê khác nhau như thế nào?

Nguyên nhân nào dẫn đến thủng tầng Ozon?

Tháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozon trên không trung Nam cực xuất hiện một “lỗ thủng” rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Đức lại phát hiện tầng khí ozon ở vùng trời Bắc cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozon ở Bắc cực cũng sẽ bị thủng. Tin này nhanh chóng được truyền khắp thế giới và làm chấn động dư luận.

Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Sở dĩ tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là “gas”). Nhờ có dung dịch hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cầu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon.

Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hoá chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoát chất dạng freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ozon. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng zon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hoá chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe doạ sức khoẻ của chính mình.

Sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hoá chất dạng freon là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ozon. Nhiều hội thảo quốc tế đã bàn tính các biện pháp khắc phục nguy cơ thủng rộng tầng ozon. 112 nước thuộc khối Cộng đồng Châu Âu (EEC) đã nhất trí đến cuối thế kỷ này sẽ chấm dứt sản xuất và sử dụng các hoá chất thuộc dạng freon. Vì vậy các nhà khoa học đang nghiên cứu sản xuất loại hoá chất khác thay thế các hoá chất ở dạng freon, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất cho các nước đang phát triển. Có như vậy, việc ngừng sản xuất freon mới trở thành hiện thực. Muốn đạt được yêu cầu thiết thực này, không chỉ riêng một vài nước mà cả thế giới đều phải cố gắng thì mới có thể bảo vệ được tầng ozon của Trái đất.

Mưa axit là gì?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Nguyên nhân là vì con người đốt nhiều than đá, dầu mỏ. Trong than đá và dầu mỏ thường chứa một lượng lưu huỳnh, còn trong không khí lại rất nhiều khí nitơ. Trong quá trình đốt có thể sinh ra các khí Sunfua đioxit (SO2), Nitơ đioxit (NO2). Các khí này hoà tan với hơi nước trong không khí tạo thành các hạt axit sunfuaric (H2SO4), axit nitơric (HNO3). Khi trời mưa, các hạt axit này tan lẫn vào nước mưa, làm độ pH của nước mưa giảm. Nếu nước mưa có độ pH dưới 5,6 được gọi là mưa axit. Do có độ chua khá lớn, nước mưa có thể hoà tan được một số bụi kim loại và ôxit kim loại có trong không khí như ôxit chì,… làm cho nước mưa trở nên độc hơn đối với cây cối, vật nuôi và con người.

Mưa axit ảnh hưởng xấu tới các thuỷ vực (ao, hồ). Các dòng chảy do mưa axit đổ vào hồ, ao sẽ làm độ pH của hồ, ao giảm đi nhanh chóng, các sinh vật trong hồ, ao suy yếu hoặc chết hoàn toàn. Hồ, ao trở thành các thuỷ vực chết.

Mưa axit ảnh hưởng xấu tới đất do nước mưa ngầm xuống đất làm tăng độ chua của đất, hoà tan các nguyên tố trong đất cần thiết cho cây như canxi (Ca), Magiê (Mg),… làm suy thoái đất, cây cối kém phát triển. Lá cây gặp mưa axit sẽ bị “cháy” lấm chấm, mầm sẽ chết khô, làm cho khả năng quang hợp của cây giảm, cho năng suất thấp.

Mưa axit còn phá huỷ các vật liệu làm bằng kim loại như sắt, đồng, kẽm,… làm giảm tuổi thọ các công trình xây dựng.

Vì sao buổi sớm, không khí trong thành phố lại bị ô nhiễm rất nặng?

Xưa nay chúng ta thường nghe nói “không khí buổi sớm trong lành nhất” và mọi người dân thành phố thường tập luyện, chạy nhảy, hoạt động thể dục thể thao vào sáng sớm hàng ngày. Nhưng gần đây, các nhà khoa học lại cảnh tỉnh rằng ở những thành phố có ngành công nghiệp và giao thông vận tải phát triển, không khí buổi sớm không những trong lành mà còn bị ô nhiễm rất nặng.

Vì sao các nhà khoa học lại đưa ra kết luận trái ngược với nhận định lâu nay của nhiều người?

Mức độ trong lành của không khí được quyết định bởi thành phần các chất trong không khí, nhất là những chất độc hại đối với cơ thể con người. Ban ngày, ánh nắng mặt trời làm nhiệt độ không khí tăng cao, khói thải của các nhà máy, xe cộ và bụi đất cát do các loại xe cuốn lên bay lửng lơ trong không khí. Đến khi mặt trời lặn, nhiệt độ không khí giảm dần. Qua một đêm, mặt đất mát dần, nhiệt lượng toả vào không trung cách mặt đất mấy trăm mét hình thành tầng không khí trên nóng dưới lạnh, giống như chiếc nồi áp xuống mặt đất. Lúc này khói thải của các nhà máy không thể bốc lên cao để toả vào tầng mây mà chỉ luẩn quẩn ở gần mặt đất với nồng độ mỗi lúc một đậm đặc. Nếu lúc này trên mặt đất lặng gió, độ ô nhiễm không khí sẽ càng tăng.

Vì thế, các nhà khoa học khuyên dân cư các thành phố công nghiệp nên chuyển thời gian tập thể dục và rèn luyện cơ thể từ sáng sớm sang khoảng 10 giờ sáng và 3 giờ chiều là thích hợp nhất.

Vì sao không khí trong nhà cũng bị ô nhiễm?

Hiện nay nhiều gia đình ở nước ta vẫn dùng than làm chất đốt. Bếp than thải ra một lượng khí cacbonic khá lớn, nhưng dù dùng bếp ga hoặc bếp dầu trong nhà cũng không tránh được việc thải ra khí cacbonic. Ngoài ra, trong quá trình xào nấu thức ăn sẽ bốc ra các hạt chất dầu mỡ làm ô nhiễm không khí trong bếp. Mặt khác, điều kiện sống hiện nay ở các thành phố còn chật chội, cơ thể con người luôn toả ra khí cacbonic và mồ hôi, chưa kể những người hút thuốc lá thải ra một lượng lớn khói thuốc làm ô nhiễm không khí trong nhà ở. Những nơi ồn ào hoặc giá rét, người ta lại thường đóng kín cửa sổ (để chống ồn và chống rét) khiến các loại khí độc hại không thoát ra ngoài được.

Những đồ dùng mới sử dụng trong các gia đình như thảm nilon, giấy dán tường, đồ nhựa, v.v…cũng đem theo vào phòng ở các chất ô nhiễm như toluen, metylbenzen, formalđehyt,… Những hoá chất này đều rất có hại đối với sức khỏe con người.

Nếu trong nhà có nuôi chó, mèo và trồng nhiều hoa, cây cảnh sẽ làm tăng thêm lượng khí cacbonic và mùi hôi trong phòng ở. Bụi và các tạp chất khí kể trên luôn bay lơ lửng trong không khí kèm theo các loại vi trùng, dĩ nhiên sẽ ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe con người.

Muốn giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí trong nhà ở, cần mở nhiều cửa sổ thông khí, thường xuyên quét dọn lau chùi nhà cửa, làm vệ sinh cá nhân đều đặn và không nên nuôi động vật trong phòng ở.

Không khí trong thành phố và làng quê khác nhau như thế nào?

Vào mùa hè, khi đi từ thành phố về làng quê, ta cảm thấy không khí ở hai vùng khác nhau rất rõ rệt. Những người thường sống ở thôn quê cũng rất tự hào về không khí trong lành nơi mình cư trú. Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra những khác nhau cơ bản trong không khí hai vùng là:

Thứ nhất: Không khí thành phố thường có nhiều vi khuẩn, vi trùng gây bệnh hơn ở nông thôn, bởi vì trong thành phố mật độ dân cao, trao đổi hàng hoá nhiều, sản xuất và xây dựng phát triển, tạo ra lượng rác lớn, phân tán, khó thu gom kịp thời, gây ô nhiễm môi trường. Người từ các vùng khác nhau qua lại nhiều, mang mầm bệnh từ nhiều nơi đến. Không khí lưu thông kém vì vướng nhà cao tầng, cũng tạo cơ hội cho vi trùng gây bệnh tập trung và tồn tại lâu hơn.

Ở nông thôn, mật độ dân, lưu lượng người và hàng hoá qua lại đều thấp, nên chất thải ít, chủ yếu là chất hữu cơ, một loại rác thải có thể dùng làm phân bón ruộng. Nông thôn người thưa, nhiều cây xanh tạo cảm giác tươi mát, dễ chịu, lại có khả năng tiết ra được những chất kháng khuẩn thực vật, nên lượng vi trùng gây bệnh trong không khí cũng ít hơn.

Thứ hai: Nhiệt độ không khí thành phố cao hơn ở nông thôn, còn độ ẩm lại thấp hơn. Vào mùa hè, nhiệt độ không khí thành phố có thể cao hơn các vùng nông thôn từ 2 đến 60C, nhiệt độ tại những bề mặt phủ gạch, bê tông cao hơn nhiệt độ không khí từ 5 đến 80C. Đó là do ở thành phố không khí lưu thông kém, làm giảm sự phân tán nhiệt. Nhiều xe máy, ô tô đi lại, nhiều nhà máy, xí nghiệp sản xuất dùng lò đốt, thải nhiều nhiệt vào không khí. Gạch, bê tông, đường nhựa hấp thụ bức xạ mặt trời rất tốt, nóng lên và toả nhiệt vào không khí. Mặt nước ao hồ lại ít, đất bị phủ gạch, nhựa, bê tông không cho nước trong đất bốc hơi, vừa không tiêu hao được nhiệt, vừa làm không khí khô hơn.

Ở nông thôn, ngược lại, không khí không bị che chắn nên lưu thông tốt hơn. Các nguồn thải nhiệt nhân tạo như ở thành phố ít hơn nhiều. Cây cối lại nhiều, tạo một lớp phủ tốt chắn không cho ánh sáng mặt trời trực tiếp đốt nóng đất và còn tiêu thụ một phần năng lượng mặt trời cho quang hợp. Mặt đất và mặt nước đều bốc hơi tốt, tiêu thụ bớt năng lượng từ ánh nắng mặt trời.

Thứ ba: Không khí thành phố nhiều bụi bẩn hơn không khí nông thôn do trong thành phố tập trung nhiều nhà máy xí nghiệp, thải nhiều khói, bụi, khí độc. Việc xây dựng, đào đất, chuyên chở vật liệu diễn ra thường xuyên, rác thải không dọn kịp, là nguồn tạo ra bụi bẩn đáng kể. Trên đường phố xe máy, ô tô thường xuyên đi lại, nghiền vụn đất cát và cuốn bụi bay lên. Không khí khô nóng, làm cho bụi lơ lửng nhiều và lâu hơn. Bề mặt thành phố không bằng phẳng, nhiều nhà cao thấp khác nhau, cũng dễ tạo các vùng gió xoáy, cuốn bụi bay lên.

Thứ tư: Trong thành phố, động cơ ô tô, xe máy, các hoạt động sản xuất, buôn bán, giải trí tạo ra nhiều tiếng ồn. Thành phố lại không có nhiều các dải cây xanh cản tiếng ồn, mà chỉ có nhiều nhà xây, bê tông, làm cho sóng âm dội đi, dội lại, hỗn độn và khó chịu hơn.

Thứ năm: Không khí thành phố, nhất là những vùng công nghiệp và giao thông phát triển, thường có chứa rất nhiều khí độc hại như ôxit của lưu huỳnh, nitơ, cacbon, chì… Các chất này có tác động xấu tới sức khoẻ con người và môi trường gây nên các bệnh phát sinh từ ô nhiễm không khí.

Tóm lại, không khí thành phố thường bị ô nhiễm nặng nề hơn nhiều so với không khí nông thôn, do đó không có lợi cho tâm lý và sức khoẻ con người. Nhiều quốc gia trên thế giới đã và đang đầu tư nhiều công sức và tiền của cho việc nghiên cứu tìm ra những giải pháp khắc phục hiện trạng ô nhiễm môi trường nặng nề tại các thành phố lớn. Tuy nhiên vấn đề vẫn chưa thể giải quyết ngay được. Những người đang sống trong các thành phố, đô thị đông dân cần hiểu rõ những nhược điểm của môi trường nơi đây, để tự có biện pháp bảo vệ và tham gia vào sự nghiệp bảo vệ môi trường chung của cả cộng đồng.

http://www.pi-company.com.vn

VN cần 20 triệu USD để chống suy giảm tầng ozon

Theo ước tính của các nhà khoa học, số tiền 20 triệu USD Việt Nam cần trong vòng 15-20 năm tới để loại trừ hoàn toàn việc sử dụng các chất làm suy giảm tầng ozon.

“Toàn cầu tham gia, bảo vệ tầng ozon đoàn kết thế giới” là khẩu hiệu của ngày quốc tế bảo vệ tầng ozon 16/9 năm nay.

Tại hội thảo về những tác hại của chất làm suy giảm tầng ozon, diễn ra ở TP HCM hôm 11/9, đại diện Cục khi tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, thuộc Bộ Tài nguyên môi trường, cho biết: “Lượng sử dụng chất làm suy giảm tầng ozon HCFC ở Việt Nam hiện nay vào khoảng 3.000 tấn và còn tiếp tục tăng trong thời gian tới. Chất HCFC được Việt Nam sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực làm lạnh, điều hòa không khí, sản xuất xốp và tăng nhanh đang đặt ra nhiều thách thức”.

Ảnh chụp lỗ hổng tầng ozon phía trên Nam Cực. Ảnh: thuvienvatly.

Theo kế hoạch, năm 2010 Cục khí tượng thủy văn sẽ phối hợp với Ngân hàng thế giới xây dựng dự án tìm kiếm tài trợ quốc tế cho doanh nghiệp và năm 2011 sẽ tiến hành triển khai dự án loại trừ chất HCFC. Đây là một phần trong cam kết của Việt Nam thực hiện Nghị định thư Montreal về bảo vệ môi trường.

Ozon là tầng bình lưu giúp trái đất tránh khỏi những tác động có hại từ tia cực tím. Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ôzôn được thông qua tại Montreal (Canada) vào tháng 9/1987, áp đặt các biện pháp và nghĩa vụ loại trừ hoàn toàn sản xuất, sử dụng các chất làm suy giảm tầng ôzôn đối với các nước thành viên. Tháng 1/1994 Việt Nam chính thức tham gia nghị định thư Montreal.

Nghị định thư Montreal với sự tham gia của 191 quốc gia nhằm loại trừ các chất có khả năng làm suy giảm tầng ozon như nhóm CFC (clorofluorocarbon dùng trong lĩnh vực làm lạnh, xốp, dung môi, son khí, dập cháy và khử trùng). Đến năm 1990, chất CFC dần được thay thế bằng HCFC (hydrochlorofluorocarbon, chất làm suy giảm tầng ozon thấp hơn CFC nhưng khả năng làm nóng toàn cầu cao gấp 2000 lần khí CO2).

Nghị định thư đã đề ra 2 giai đoạn loại trừ hẳn 2 chất này. Cuối năm 2009, loại trừ hẳn chất CFC và chuyển qua giai đoạn loại trừ HCFC. Với các nước đang phát triển, phải loại trừ hoàn toàn chất HCFC vào năm 2040.

Kiên Cường

Tầng ozon

1. Tầng Ozon là gì?


Khí Ozon gồm 3 nguyên tử oxy (O3). Tầng bình lưu nằm trên tầng đối lưu với ranh giới trên dao động trong khoảng độ cao 50 km. Ở độ cao khoảng 25 km trong tầng bình lưu tồn tại một lớp không khí giàu khí Ozon thường được gọi là tầng Ozon. Hàm lượng khí Ozon trong không khí rất thấp, chiếm một phần triệu, chỉ ở độ cao 25 – 30 km, khí Ozon mới đậm đặc hơn (chiếm tỉ lệ 1/100.000 trong khí quyển). Người ta gọi tầng khí quyển ở độ cao này là tầng Ozon.

Nếu tầng Ozon bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái đất. Con người sống trên Trái đất sẽ mắc bệnh ung thư da, thực vật không chịu nổi nhiều tia tử ngoại chiếu vào sẽ bị mất dần khả năng miễn dịch, các sinh vật dưới biển bị tổn thương và chết dần. Bởi vậy các nước trên thế giới đều rất lo sợ trước hiện tượng thủng tầng Ozon.

2. Nguyên nhân dẫn đến thủng tầng Ozon

Tháng 10 năm 1985, các nhà khoa học Anh phát hiện thấy tầng khí ozon trên không trung Nam cực xuất hiện một “lỗ thủng” rất lớn, bằng diện tích nước Mỹ. Năm 1987, các nhà khoa học Ðức lại phát hiện tầng khí ozon ở vùng trời Bắc cực có hiện tượng mỏng dần, có nghĩa là chẳng bao lâu nữa tầng ozon ở Bắc cực cũng sẽ bị thủng. Tin này nhanh chóng được truyền khắp thế giới và làm chấn động dư luận.

Các nhà khoa học đều cho rằng, nguyên nhân này có liên quan tới việc sản xuất và sử dụng tủ lạnh trên thế giới. Sở dĩ tủ lạnh có thể làm lạnh và bảo quản thực phẩm được lâu là vì trong hệ thống ống dẫn khép kín phía sau tủ lạnh có chứa loại dung dịch freon thể lỏng (thường gọi là “gas”). Nhờ có dung dịch hoá học này tủ lạnh mới làm lạnh được. Dung dịch freon có thể bay hơi thành thể khí. Khi chuyển sang thể khí, freon bốc thẳng lên tầng ozon trong khí quyển Trái đất và phá vỡ kết cầu tầng này, làm giảm nồng độ khí ozon.

Không những tủ lạnh, máy lạnh cần dùng đến freon mà trong dung dịch giặt tẩy, bình cứu hoả cũng sử dụng freon và các chất thuộc dạng freon. Trong quá trình sản xuất và sử dụng các hoá chất đó không tránh khỏi thất thoát một lượng lớn hoát chất dạng freon bốc hơi bay lên phá huỷ tầng ozon. Qua đó chúng ta thấy rằng, tầng zon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon gây ra, các hoá chất đó không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Rõ ràng, con người là thủ phạm làm thủng tầng ozon, đe doạ sức khoẻ của chính mình,

Sớm ngừng sản xuất và sử dụng các hoá chất dạng freon là biện pháp hữu hiệu nhất để cứu tầng ozon. Nhiều hội thảo quốc tế đã bàn tính các biện pháp khắc phục nguy cơ thủng rộng tầng ozon. 112 nước thuộc khối Cộng đồng Châu Âu (EEC) đã nhất trí đến cuối thế kỷ này sẽ chấm dứt sản xuất và sử dụng các hoá chất thuộc dạng freon. Vì vậy các nhà khoa học đang nghiên cứu sản xuất loại hoá chất khác thay thế các hoá chất ở dạng freon, đồng thời sẽ chuyển giao công nghệ sản xuất cho các nước đang phát triển. Có như vậy, việc ngừng sản xuất freon mới trở thành hiện thực. Muốn đạt được yêu cầu thiết thực này, không chỉ riêng một vài nước mà cả thế giới đều phải cố gắng thì mới có thể bảo vệ được tầng ozon của Trái đất.

Theo wikipedia

Lỗ thủng tầng ozon phía trên Nam Cực đã lớn bằng diện tích cả châu Âu

(22:24 07/09/2005)

ESA tiến hành đo diện tích lỗ thủng trên từ giữa tháng tám nhờ một vệ tinh địa tĩnh tại Nam cực. Kể từ năm 2000, đây là lần công bố mới nhất về các lỗ thủng của tầng ozon.

Do giá lạnh, acid nitric kết tủa thành giọt với nước. Khi nhiệt độ ở mức – 80oC, những giọt này lớn lên và tạo thành các tinh thể băng lớn. Khí chlorofluorocarbon (CFC) và các chất hoá học bào mòn tầng ozon khác – tác nhân chính phá huỷ tầng ozon, là các phân tử bền vững nhưng khi gặp các tinh thể băng này sẽ gây phản ứng và chuyển hoá thành các chất hoá học gốc.
Các chất hoá học này, mà y học thường gọi là “các gốc tự do”, rất dễ tạo phản ứng với ozon để trở lại trạng thái bền vững. Kết quả là tầng ozon bị phá huỷ thành khí oxy thông thường. Trong số các chất đó, phá hLỷ mạnh nhất là các gốc chlor và brom.

Do vậy, về nguyên lý, phản ứng chỉ ngừng khi tất cả các gốc hoá học phản ứng hết. Đó là trường hợp diễn ra trong mùa đông. Trái lại, vào mùa xuân, quyển bình lưu lại bị tác động bởi tia cực tím. Các tia này sẽ tái tạo các gốc chlor và brom và tiếp tục phá huỷ tầng ozon. Một phân tử chlor bền vững hình thành rồi lại tiếp tục bị chuyển hoá thành chất hoá học gốc dưới tác động cuả tia cực tím. Với phản ứng dây chuyền không ngừng này, chỉ một chất hoá học gốc có thể phá huỷ tới 100 nghìn phân tử ozon.

Mặt khác, theo Giáo sư Slimane Bekki, Đại học Paris Jussieur (Pháp), lốc xoáy khí ngăn cản mọi phần ozon tràn tới bù đắp lỗ thủng, khiến nó ngày càng lan rộng. Đồng thời, lốc xoáy này di chuyển đến những vùng sáng, có tia nắng mặt trời. Sự di chuyển này có liên quan tới các khí gây hiệu ứng nhà kính thải vào quyển bình lưu.

Năm 2000, số liệu quan sát cho thấy tổng diện tích tầng ozon bị phá huỷ là 23,8 triệu km2. Các nhà khoa học cho rằng số lượng các chất CFC và và các chất hoá học bào mòn tầng ozon khác  trong khí quyển là nguyên nhân chính.

Mặc dù khí thải toàn cầu có chứa CFC và SACO đã giảm gần 80% kể từ năm 1988, việc các lỗ thủng ozon liền lại chắc chắn sẽ mất nhiều thời gian. Theo Giáo sư Slimane Bekki, các nhà khoa học không hy vọng đạt được “tình trạng tầng ozon như thời đại tiền công nghiệp” trước năm 2050, có khi phải đến năm 2080, với điều kiện dừng hoàn toàn khí thải có chứa chlor và brom.

Nghị định thư Montreal năm 1987 được 187 nước phê chuẩn đã quy định hạn chế sử dụng các chất hoá học phá huỷ tầng ozon. Nhưng tháng bảy vừa qua, các nước ký kết không nhất trí được việc cấm sử dụng brom methyl, có trong thuốc trừ sâu. Cuộc thảo luận sẽ tiếp tục vào năm tới.

Theo Nhân Dân